EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA trong giao dịch Forex

Cùng với SMA, đường EMA là 1 trong những đường trung bình động được các nhà đầu tư Forex ưu tiên sử dụng nhất. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích kỹ thuật để đưa ra giá trung bình cho 1 cặp tiền trong thời gian nhất định. Vậy đường EMA là gì? Cách sử dụng đường EMA như thế nào? Vấn đề này sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Đường EMA là gì?

EMA là gì?

EMA là gì?

EMA (Exponential Moving Average) là đường trung bình động hàm mũ. Căn cứ vào đường này các nhà giao dịch dễ dàng phân tích kỹ thuật cũng như đưa ra mức giá giao dịch hợp lý. Dựa vào công thức tính toán đặt trọng số theo cấp số nhân người ta tính được EMA trong khoảng thời biến động giá gần.

Các nhà giao dịch thường ưu tiên sử dụng EMA hơn so với SMA. Bởi SMA chỉ áp dụng trọng số tính toán bằng nhau cho tất cả các chu kì. Trong khi EMA biến đổi trọng số phù hợp với từng giai đoạn. Từ đó đường giá được làm mịn mượt hơn.

Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp kiến thức cơ bản về đường hỗ trợ và kháng cự

Tại sao nên sử dụng EMA trong giao dịch Forex?

Khi sử dụng đường EMA các nhà giao dịch sẽ có được các lợi thế sau:

Xác định xu hướng giá trong khoảng thời gian gần

Sự di chuyển của EMA thể hiện sự di chuyển của giá. Nhờ vậy, các Trader sẽ thấy được xu hướng giá 1 cách rõ ràng thông qua sự chuyển động của EMA. Một vài ví dụ về xu hướng giá thông qua các đường EMA20, EMA50, EMA200 như sau:

  • EMA20: Nếu đường giá cắt lên EMA20 thì khả năng cao giá sẽ tăng ngắn hạn trong khoảng thời gian sắp tới. Ngược lại, giá có xu hướng giảm ngắn hạn nếu đường giá cắt xuống EMA20
  • EMA50, EMA100: Nếu đường giá cắt lên EMA50, EMA100 thì khả năng cao giá sẽ tăng trung hạn trong khoảng thời gian sắp tới. Ngược lại, giá có xu hướng giảm trung hạn nếu đường giá cắt xuống EMA50, EMA100
  • EMA200: Nếu đường giá cắt lên EMA200 thì khả năng cao giá sẽ tăng trung hạn trong khoảng thời gian sắp tới. Ngược lại, giá có xu hướng giảm trung hạn nếu đường giá cắt xuống EMA200

Ngoài ra EMA còn khả năng lưu trữ các mốc giá trong 1 chu kì. Giả sử một chu kì thị trường ngắn hạn có 9 ngày. Các EMA sẽ ghi nhớ các mốc giá của các giao dịch trong 9 ngày đó

Xác định điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ và điểm chốt lời

Dựa vào các chỉ báo đường EMA, các nhà giao dịch xác định được điểm vào lệnh, điểm dừng lỗ và điểm chốt lời đẹp nhất. Trong trường hợp bạn đã xác định được xu hướng giá thì hãy tham khảo nguyên tắc buy sell theo EMA dưới đây:

  • Xu hướng giá tăng: Biểu hiện của EMA là dốc lên và bị đường giá nằm trên. Bạn theo dõi nếu thấy giá hồi xuống và chạm vào EMA thì chọn lệnh Buy ngay lập tức. Lúc này, đường nằm trong vùng hỗ trợ di động
  • Xu hướng giá giảm: Biểu hiện của EMA là dốc xuống và nằm trên đường giá. Bạn theo dõi nếu thấy giá hồi lên và chạm vào EMA thì chọn lệnh Sell ngay lập tức. Lúc này, đường nằm trong vùng hỗ trợ kháng cự

Ưu nhược điểm của đường EMA

Mặc dù là loại đường phân tích kỹ thuật được các nhà đầu tư sử dụng nhiều nhất hiện nay nhưng chắc chắn EMA cũng phải chứa cả ưu điểm và nhược điểm.

Ưu điểm

Đường trung bình động EMA mang rất nhiều ưu điểm so với các đường MA đơn giản khác. Một vài ưu điểm nổi trội của nó như sau:

  • Cập nhanh các dữ liệu mới nhất đồng thời ghi nhớ các dữ liệu cũ chính xác.
  • Phản ánh trạng thái giao dịch thông qua độ dốc của đường.
  • Sử dụng tốt trong thị trường Forex đầy biến động vì nó có khả năng thích ứng biến đổi giá nhanh chóng.
  • Hạn chế việc đặt trọng lượng bằng nhau cho mọi biến động giá như đường SMA.

Nhược điểm

Theo dõi đường EMA để không bị mắc bẫy

Theo dõi đường EMA để không bị mắc bẫy

Nhược điểm của đường EMA tương đối ít nhưng khá nguy hiểm. Đôi khi, sự thích quá nhanh khiến nó dễ bị ảnh hưởng bởi các tín hiệu giá sai lệch. Để hạn chế điều này, các nhà giao dịch cần phải kết hợp phân tích và quan sát đường thật sát sao.

Một mẹo nhỏ cho các Trader là ưu tiên sử dụng đường trung bình động EMA cho các phiên giao dịch dài hạn thay vì các phiên giao dịch ngắn hạn. Vì trong khoảng thời gian dài, các tín hiệu sai lệch sẽ ít được tạo ra. Tuy nhiên các nhà giao dịch phải chấp nhận có ít cơ hội đặt điểm đảo chiều hơn.

Công thức tính đường EMA đơn giản chính xác

Nếu như công thức tính đường SMA chỉ cần lấy số giá đóng cửa trong chu kì rồi chia cho tổng số ngày thì công thức tính EMA phức tạp hơn nhiều. Công thức tính EMA sẽ giải quyết được 1 hạn chế mà hầu hết các đường MA khác mắc phải đó là tính giá diễn ra dàn trải trong suốt chu kỳ. EMA chỉ tập trung vào giá gần với giá hiện tại và phụ thuộc chặt chẽ vào các kết quả phép tính trước.

Công thức tính đường EMA:

EMA(n) = Pt*k + EMA (t-1)*(1-k)

Trong đó:

  • n là số chu kỳ
  • Pt là giá trị đầu của EMA. Giá này có thể được tính bằng đường SMA hoặc giá đóng cửa trước của đường SMA
  • k là hệ số nhân được tính bằng công thức k=2/(n+1)
  • EMA (t-1) là trung bình trượt của hàm mũ trong phiên giao dịch trước

Hiện nay có khá nhiều công thức tính đường trung bình động và phía trên chỉ là công thức tính tiêu biểu nhất. Nếu bạn không biết tính thì cũng không có vấn đề gì vì hệ thống sàn sẽ tự tính cho bạn.

So sánh đường EMA so với đường SMA

Hai đường EMA và SMA đều mang cả ưu điểm lẫn nhược điểm và gần như trái ngược nhau:

  • SMA phản ứng rất chậm: Xét về mặt ưu điểm nó giúp đồ thị mềm mại, không bắt phải các tín hiệu sai. Nhưng sự chậm chễ của nó đôi khi bỏ lỡ cả những tín hiệu chính xác, các cơ hội giao dịch tốt
  • EMA phản ứng rất nhanh: Do đó nó nắm bắt nhanh chóng và thể hiện được biến động giá gần nhất. Tuy nhiên sự nhanh nhạy quá khiến nó dễ mắc bẫy và bắt sai tín hiệu khiến Trader không có nhận định đúng về thị trường

Lợi thế của đường EMA so với SMA

Nhìn chung EMA vẫn chứa nhiều lời thế nổi bật hơn so với đường SMA. Cụ thể như sau

  • EMA tập trung và phân bổ trọng số lớn hơn cho những ngày gần. Điều này giúp biểu thị rõ tâm lý giao dịch của đám đông.
  • EMA có thể ghi nhớ dữ liệu cũ nên không bị nhảy khi dữ liệu cũ bị loại bỏ. Khung thời gian quan sát không bị ảnh hưởng bởi dữ liệu cũ cho thấy bức tranh tổng thể hiện tại chính xác nhất.

Khung thời gian phổ biến của đường EMA

Có 3 khung thời gian EMA bao gồm: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tuy nhiên dưới đây chỉ đề cập đến 2 khung thời gian được các nhà đầu tư thử nghiệm nhiều nhất là dài hạn và ngắn hạn.

Khung thời gian trên EMA được biểu thị bằng các chỉ số thiết lập sẵn

  • Dài hạn: EMA dài hạn thường thuộc loại EMA50, EMA100 và EMA200
  • Ngắn hạn: EMA ngắn hạn thuộc thường thuộc loại EMA12 và EMA26

Các loại EMA này đã được các chuyên gia giao dịch tính toán và thử nghiệm rõ ràng. Vì vậy nó rất an toàn và tương đối hiệu quả cho các phiên giao dịch. Bạn hoàn toàn có thể sử dụng nó luôn nếu không biết tính toán đường EMA khác. Trong trường hợp bạn biết tính toán, bạn có thể tự do thay đổi sao cho phù hợp với nhu cầu cá nhân

Cách giao dịch hiệu quả với EMA

Giao dịch dựa vào chuyển động của đường EMA

Giao dịch dựa vào chuyển động của đường EMA

Các đường trung bình động EMA giúp các Trader giao dịch theo xu hướng giá. Đặc điểm nhận biết là độ dốc của đường phản ánh quán tính giá. Theo đó, đường EMA dốc lên các nhà giao dịch đi theo phía mua và ngược lại. Cách sử dụng này áp dụng cho cả thời gian giao dịch chứng khoán Hose.

Mua khi EMA dốc lên

Bạn lựa chọn bên mua khi EMA tăng lên. Thời điểm mua là vào lúc giá giảm gần chạm đường. Đồng thời bạn sử dụng các lệnh cắt lỗ đặt tại vị trí đáy gần nhất. Sau khi quan sát thấy giá bắt đầu giảm, bạn hãy nhanh chóng hạ lệnh tới điểm hòa vốn.

Bán khi EMA dốc xuống

Nói chung  cách sử dụng này ngược với cách trên. Bạn lựa chọn bên bán khi EMA giảm xuống. Thời điểm bán khống là vào lúc giá tăng hướng lên EMA. Lúc này lệnh cắt lỗ đặt tại vị trí đỉnh gần nhất. Nếu nhận thấy giá đóng cửa ở các mức giá cao hơn bạn hãy hạ lệnh tới điểm hòa vốn.

Dừng giao dịch khi EMA nằm ngang

Đường EMA nằm ngang hoặc không biến động mạnh là biểu hiện cho thấy thị trường đang không có xu hướng. Tốt nhất, bạn không nên nên giao dịch khi rơi vào trường hợp này, đặc biệt là thị trường sideway.

Lưu ý khi sử dụng đường EMA

Các cách sử dụng trên không phải nguyên tắc bất biến vì vậy không phải cứ EMA dốc lên thì mua hoặc ngược lại. Bạn nên hiểu rằng nó chỉ là tín hiệu chỉ báo cho phiên giao dịch nên dù ít hay nhiều cũng chứa đựng sai số. Bạn nên sử dụng nó kết hợp với các đường chỉ báo và mô hình giao dịch khác. Từ đó, các quyết định mua bán sẽ chính xác hơn

Phía trên là một số thông tin về đường EMA là gì cơ bản được Profit.vn tổng hợp mong rằng nó có ích cho bạn. Bạn hãy áp dụng EMA vào phiên giao dịch ngay để gia tăng khả năng chiến thắng. Để trở thành những nhà đầu tư thông thái nhất, bạn đừng bỏ qua bài viết ngày chốt quyền nhận cổ tức là gì của chúng tôi ở lần tới nhé.

Rate this post

(7)

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. Profit.vn không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(Hãy để lại Email Nếu bạn muốn Thông báo khi chúng tôi trả lời bạn)

Quản lý và vận hành bởi KNG Invest