Fomo là gì? Cách vượt qua Fomo khi đầu tư chứng khoán, forex, coin

Một nhà đầu tư thành công sẽ là người không bị cảm xúc chi phối. Tuy nhiên không dễ gì người mới bước chân vào thị trường chứng khoán, Forex hay tiền điện tử có thể làm được điều đó. Phần đông trader đều phần nào chi phối bởi Fomo. Vậy thật sự thì Fomo là gì? Tại sao Fomo lại đáng sợ? Phải làm cách nào để có thể vượt qua Fomo?

Fomo là gì?

Fomo là gì?

Fomo là gì?

Fomo được viết tắt theo cụm từ tiếng Anh Fear Of Missing Out. Xét theo nghĩa tổng quát nhất, Fomo chính là cảm giác sợ hãi bị mất đi điều gì đó thú vị. Người bị cuốn vào hiệu ứng Fomo luôn sợ rằng mình sẽ bị mất đi cơ hội. Họ bị nó chi phối dẫn đến việc đưa ra các quyết định sai lầm.

Định nghĩa Fomo là gì cũng có thể thay đổi thì mọi lĩnh vực. Chẳng hạn như trong đầu tư chứng khoán, Forex, tiền điện tử.

Fomo trong chứng khoán là gì?

Trader rơi vào trạng thái Fomo luôn cảm thấy mình thua kém người khác

Trader rơi vào trạng thái Fomo luôn cảm thấy mình thua kém người khác

Thị trường chứng khoán là môi trường cạnh tranh vô cùng khắc nghiệt. Không ít trader thương cảm thấy mình không thành công như những trader khác, luôn tự hỏi rằng “tại sao lợi nhuận mình thu được lại thấp hơn người khác?“. Hoặc câu hỏi kiểu như “sao họ lại biết chọn đúng thời điểm đầu tư? làm cách nào họ lại biết cổ phiếu này sẽ tăng giá?,..“.

Trader rơi vào trạng thái Fomo lúc nào cũng cảm thấy mình thua kém người khác. Từ đó, họ lao đầu vào đầu tư để không thua kém trader khác. Thế nhưng một khi chiến lược giao dịch bị cảm xúc chi phối, nó rất khó để thành công.

Có rất nhiều các công ty đầu tư chứng khoán lớn thường lợi dụng tâm lý này của trader để kéo giá cổ phiếu đi lên. Chỉ trong thời gian ngắn cổ phiếu có thể tăng mạnh. Lúc đó, các trader thường có xu hướng mua vào. Đến khi giá cổ phiếu đạt đỉnh, nó đương nhiên quay đầu giảm giá.

Nếu bị Fomo nắm giữ tâm trí, nhà đầu tư sẽ không bán ngay khi mức giá lý tưởng nhất bởi họ vẫn hy vọng giá lên cao hơn. Đến lúc riêng mã cổ phiếu đó hoặc toàn thị trường đi xuống, họ lại trở tay không kịp, thua lỗ là tất yếu.

Fomo coin là gì?

Rất nhiều trader cryptocurrency cũng bị vướng vào vòng ảnh hưởng của Fomo

Rất nhiều trader cryptocurrency cũng bị vướng vào vòng ảnh hưởng của Fomo

Không chỉ trong thị trường chứng khoán mà ngay thị trường tiền điện tử, rất nhiều trader cũng bị vướng vào vòng ảnh hưởng của Fomo. Thậm chí hiệu ứng này còn rõ nét và ảnh hưởng nghiêm trọng hơn cả khi đầu tư vào chứng khoán. Bởi biến động giá ở tiền điện có thể lên đến vài trăm, vài ngàn phần trăm trong thời gian cực ngắn.

Chuyên gia tâm lý Bobby Azarian từng chia sẻ “Bitcoin ngày một ứng dụng nhiều hơn vào đời sống, kéo theo đó là sự bùng nổ của thị trường Cryptocurrency. Trader không khó để nhận ra mức tăng phi mã của một loại tiền điện tử nào đó chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Trung bình hàng tháng thường xuất hiện 2 – 3 bơm giá, duy trì độ nóng với cộng đồng. Và sau mỗi đợt bơm như vậy, tin tức lại được lan truyền trên các trang mạng xã hội. Từ đó, hình thành làn sóng mua Bitcoin vì sợ để mất cơ hội kiếm lớn. Sóng Fomo là gì cũng tương tự như vậy.”

Trên một môi trường đầy rẫy Fake News như vậy vô tình khiến một bộ phận nhà đầu tư rơi vào bẫy. Chưa cần biết giá Bitcoin hay Altcoin khác tăng giảm ra sao nhưng họ đã giúp các công ty phát hành, giới đầu tư “cá voi” phất lên nhanh chóng.

Ngay cả một số chuyên gia đầu tư hàng đầu hoặc người nổi tiếng cũng tham gia vào dự đoán giá, tạo sự chú ý. Họ đã góp phần thổi phồng giá, những chiếc nhà đầu tư nhỏ lẻ mua coin khiến chúng liên tiếp tạo kỷ lục về giá.

Các tổ chức lừa đảo đầy tinh vi cũng lợi dụng vào hiệu lực Fomo của một bộ phận nhà đầu tư để tung ra chiêu thức lừa đảo. Nếu không thực sự tỉnh táo, bạn rất dễ rơi vào cảnh tán gia bại sản.

Fomo trong Forex là gì?

Nhiều trader thất bại trên thị trường Forex là do không hiểu chính mình

Nhiều trader thất bại trên thị trường Forex là do không hiểu chính mình

Có đến 95% trader thất bại trên thị trường Forex là bởi họ không nắm bắt tốt tình hình thị trường và không hiểu luôn cả chính họ. Có những trader đã cho biết rằng họ đã lên kế hoạch vào lệnh nhưng chẳng hiểu sao họ lại không thực hiện theo những gì đã định.

Nỗi sợ bị bỏ lỡ thứ gì đó trong khi giao dịch Forex vô cùng khó hiểu. Ngay cả với trader dày dặn kinh nghiệm cũng không ít lần rơi vào trạng thái đó. Sợ lỡ mất cơ hội vào lệnh, sợ bỏ lỡ cơ hội hốt mẻ lợi nhuận khủng,.. Chính bởi những nỗi sợ như vậy khiến trader vội vàng đạt lệnh mua nhưng sau đó thị trường bất ngờ giảm không phanh.

Dễ thấy trong bối cảnh thị trường tăng giá nhanh và mạnh trong thời gian ngắn, lòng tham của phần lớn nhà đầu tư sẽ nổi lên. Họ có xu hướng vào lệnh sớm và bám đuổi theo lệnh. Và khi thị trường đột nhiên sụt giảm, họ lại liên tiếp đặt lệnh mua hy vọng thị trường sẽ tăng lại. Kết quả tài khoản không còn gì (cháy tài khoản).

Tham khảo thông tin chi tiết: Top 10 website về kiến thức Forex lớn nhất tại Việt Nam

Vì sao nhà đầu tư dễ bị Fomo chi phối?

Fomo ai có thể đủ tự tin để tự cho rằng mình không bao bị ảnh hưởng bởi Fomo. Vậy tại Fomo lại dễ chi phối tâm lý nhà đầu tư đến vậy?

Tâm lý sợ bỏ lỡ

Nỗi sợ bị bỏ lỡ chính là nguyên nhân số 1 khiến hầu hết nhà đầu tư rơi vào cạm bẫy Fomo

Nỗi sợ bị bỏ lỡ chính là nguyên nhân số 1 khiến hầu hết nhà đầu tư rơi vào cạm bẫy Fomo

Nỗi sợ bị bỏ lỡ chính là nguyên nhân số 1 khiến hầu hết nhà đầu tư rơi vào cạm bẫy Fomo. Hiệu ứng khiến họ bị che mờ lý trí, không còn kiểm soát được chính mình. Họ luôn bị ám ảnh bởi nỗi sợ sẽ lỡ mất cơ hội nếu không hành động ngay.

Chẳng hạn khi thấy mã cổ phiếu mình đang nắm giữ đột nhiên tăng giá mạnh, không chọn cách bán đi mà tiếp tục mua vào. Họ lo sợ rằng nếu không mua vào, giá của chúng sẽ tiếp tục tăng. Thậm chí khi đã lãi đúng như kỳ vọng ban đầu, họ vẫn không có ý định bán ra.

Kỳ vọng thái quá vào thị trường

Hiệu ứng Fomo hình thành một phần là do nhà đầu tư kỳ vọng một cách thái quá vào thị trường

Hiệu ứng Fomo hình thành một phần là do nhà đầu tư kỳ vọng một cách thái quá vào thị trường

Hiệu ứng Fomo hình thành một phần là do nhà đầu tư kỳ vọng một cách thái quá vào thị trường. Họ nghĩ rằng cổ phiếu hay mã coin này sẽ còn tăng trong thời gian dài, mua nó bây giờ rất khó bị lỗ. Chính vì sự chủ quan này đã khiến nhiều nhà đầu tư mất trắng.

Bạn cần nhớ rằng thị trường có tăng thì sẽ có giảm. Nếu đã bỏ qua thời điểm đặt lệnh lý tưởng nhất coi như kế hoạch của bạn đã phá sản.

Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn mở tài khoản Forex từ A-Z chi tiết nhất 2021

Quá tự tin hoặc tự mãn vào bản thân

Tự vào bản thân là điều cần thiết nhưng đừng để mình biến thành kẻ tự mãn. Khi đó, bạn dễ trở nên chủ quan, hành động không và phán đoán theo xu hướng riêng. Trong trường hợp thị trường biến động mạnh, bạn chắc chắn trở tay không kịp.

Ngược lại quá tự đi cũng không phải là điều tốt. Bởi khi đó bạn thường dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, không đủ bản lĩnh để thực thi kế hoạch đã định ra.

Bị lòng tham che mờ lý trí

“Lòng tham” chính là thứ đáng sợ nhất nhưng lại rất nhiều nhà đầu tư bị nó chi phối. Đầu tư kiểu “được voi đòi tiên” dễ làm bạn khác còn giữ được lý trí, suy xét thay vào đó cảm xúc đã kiểm soát hoàn toàn. Kiểu đã đặt lệnh rồi nhưng lại thôi vì nghĩ rằng giá sẽ vẫn còn tăng đôi khi khiến bạn phải trả giá đắt.

Có thể bạn quan tâm: Đầu tư Forex có hợp pháp tại Việt Nam không?

Đầu tư Fomo là gì?

Đầu tư Fomo là gì?

Đầu tư Fomo là gì?

Đầu tư Fomo nói chung không dành cho trader nhỏ lẻ như chúng ta mà trường phái này chủ yếu được các “ông lớn” lợi dụng. Chẳng hạn như trong thị trường tiền điện tử thì là giới đầu tư “cá voi”, thị trường chứng khoán lại là các quỹ và công ty đầu tư lớn,.. Họ nắm bắt rất rõ tâm lý của giới đầu tư tự do, chưa đủ tinh ranh để đoán ra mình đang bị chi phối bởi hiệu ứng Fomo.

Đơn cử như sự kiện tăng giảm đột ngột của Dogecoin gần đây. Nhà đầu tư nhỏ lẻ gần như bị các thế lực ngầm trên thị trường chi phối hoàn toàn. Theo một tin đáng tin cậy gần đây đã cho thấy hơn 67% Dogecoin đang lưu hành trên thị trường đang nằm trong tay các nhà đầu tư “cá voi”. Một khi muốn, họ hoàn toàn dễ dàng tạo các đợt bơm thổi kéo giá lên hoặc dìm giá xuống.

Trader nhỏ lẻ nên thận trọng với tin tức thị trường và đừng để Fomo chi phối dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm. Đôi khi tác động từ bên ngoài không đáng sợ bằng chính chúng ta không biến động mình đang làm gì, đang bị thứ gì điều khiển.

Fud là gì?

Ngoài thắc mắc Fomo là gì, hiểu rõ bản chất Fud là gì cũng rất quan trọng để trader không bị vướng vào vòng luẩn quẩn của chính mình.

Fud nghĩa là gì?

Fud chỉ 3 trạng thái cảm xúc lo sợ - không chắc - ngờ vực

Fud chỉ 3 trạng thái cảm xúc lo sợ – không chắc – ngờ vực

Fub được tắt theo mô từ mô tả trong tiếng Anh là Fear – Uncertainty – Doubt. Chúng cho biết 3 trạng thái thường gặp phải ở hầu hết chúng ta.

  • Fear – Lo sợ
  • Uncertainty – Không chắc chắn
  • Doubt – Ngờ vực

Ba trạng thái cảm xúc khi hội tụ lại sẽ khiến bạn thấp thỏm, lo âu, không thể thoải mái để tận hưởng điều gì đó trong cuộc sống. Đối với lĩnh vực kinh doanh đầu tư, người ta còn tựa vào hiệu ứng Fud để đánh lạc hướng cộng đồng tư bằng các thông tin giả. Mặc dù chưa qua xác thực nhưng chúng lại rất có sức ảnh hưởng đến số đông cộng đồng.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực đầu tư tiền điện tử, phần lớn trader khi tiếp cận với thông tin không tốt về thị trường, tâm lý sợ hãi liền chi phối họ. Họ hoang mang một cách thái quá mà chưa tìm hiểu kỹ thông tin đó đúng hay sai.

Kết quả, phần lớn trader đều chọn cách bán tháo coin. Điều này khiến giá coin ngày một giảm mạnh, tạo cơ hội cho giới siêu đầu tư mua vào với giá rẻ mạt sau đó lại kéo giá lên cao.

Nói chung hiệu ứng Fud thường xuất hiện khi thị trường đang trong đà giảm giá. Nó tạo tâm lý hoang mang khiến nhà đầu tư không còn tư vững lập trường, kế hoạch ban đầu đã định ta.

Cách đối mặt và vượt qua hiệu Fomo và Fud trong đầu tư

Cả Fomo và Fud đều không tự nhiên xuất hiện ở nếu không có tác động từ bên ngoài. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể các địa phương bị chúng ảnh hưởng đến cuộc sống, đặc biệt là trong những người đầu tư tài chính.

Phân tích kỹ thị trường

Hãy phân tích kỹ thị trường

Hãy phân tích kỹ thị trường

Xu hướng giá cả thị trường rất khó nắm bắt nhưng chúng có thể phần nào được dự đoán thông qua việc phân tích. Bao gồm cả phân tích kỹ thuật và cập nhật tin tức thị trường. Nếu đầu tư chứng khoán, bạn cần nghiên cứu kỹ báo cáo tài chính của doanh nghiệp muốn mua cổ phiếu, so sánh tương quan lợi thế cạnh tranh và bất lợi so với các doanh nghiệp khác trong ngành.

Luôn thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra

Khi làm bất cứ điều gì, bạn hãy học cách lên kế hoạch chi tiết từ trước. Từng đường đi nước bước cụ thể càng tốt. Điều này lại càng quan trọng khi tham gia đầu tư tài chính. Nếu như đã định ra một chín cụ thể ngay từ đầu, bạn không nên để yếu tố bên ngoài ảnh hưởng quá nhiều.

Thay vào đó hãy cứ kiên trì với kế hoạch đã định ra. Tất nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh thay đổi nhưng đừng đưa ra quyết định nếu bản thân chưa thực sự chắc chắn mà chỉ bị chi phối bởi đám đông bên ngoài.

Tiếp nhận thông tin nhưng đừng để chúng đánh lừa

Hãy cẩn thận với Fake News

Hãy cẩn thận với Fake News

Đầu tư vào bất kỳ lĩnh vực nào, bạn cũng luôn phải nắm bắt nhanh thông tin. Đặc biệt trong thị trường chứng khoán, tiền điện tử có thể bị chi phối mệnh bởi một nguồn tin nào đó cho dù đúng hay sai. Thế nhưng bạn cần tiếp nhận thông tin của một có chọn lọc.

Khi đọc, nghe hay xem một thông tin nào đó hãy suy xét và liên hệ đến thực tế. Đừng bao giờ khẳng định chắc chắn bất kỳ điều gì sẽ diễn ra khi chưa có đủ căn cứ vững chắc mà chỉ dựa trên suy đoán, ảnh hưởng từ đám đông.

Thị trường đầu tư tài chính luôn bị chi phối bởi bởi các thế lực ngầm. Họ dường như vô hình nhưng lại rất biết cách điều khiển tâm lý phần còn lại của thị trường thông qua tin tức. Vì vậy hãy tự bảo vệ mình bằng cách giữ cho mình cái đầu lạnh ” tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến”.

Bạn cần nhớ rằng 10% nhà đầu tư thành công sẽ không lựa chọn đi theo đi theo xu hướng đám đông. Họ biết cách chọn lọc thông tin, bình tĩnh suy xét thay vì vội vàng đưa ra quyết định.

Tiến hành cách lỗ đúng thời điểm

Không ai có thể khẳng định chắc chắn mình không bao giờ mắc sai lầm. Trong trường hợp chi phối bởi Fomo, cuốn vào vòng đu đỉnh, bạn cần lấy lại bình tĩnh và đừng ngại cắt lỗ. Lệnh cấp độ đúng lúc là cách nhanh nhất để không bị cuốn vào đà hưng phấn của thị trường.

Khi ấy, bạn sẽ bảo toàn được phần vốn nhất định và tái đầu tư tưởng rồi các danh mục khác. Đừng vì một chút tiếc nuối mức lợi nhuận không như mong muốn mà để vốn “nằm chết”, để tài sản của mình từng ngày bốc hơi.

Tìm cho mình một phong cách đầu tư riêng

Như đã khẳng định, đầu tư theo đám đông không dễ để bạn kiếm lời. Cho dù có thành công thì mức lợi nhuận cũng không không như mong đợi. Bởi thực tế đâu dễ tồn tại thị trường “cả làng cùng vui”, có kẻ thua thì sẽ có người thắng.

Mỗi thành phần tham gia thị trường giống như đang thực hiện một cuộc đua đường dài. Ai có chiến thuật tốt hơn, người đó sẽ giành phần thắng.

Trước hết hãy chuẩn hóa tâm lý, định hình rõ chiến lược, giải quyết giao dịch dựa theo lý trí thay vì cảm xúc. Bạn cần hạn chế sự ảnh hưởng của Fomo và Fud những không có nghĩa không được lợi dụng chúng.

Ví dụ: Nếu như chỉ có nhu cầu đầu tư lướt sóng trong thời gian ngắn, bạn hãy tận dụng hiệu ứng Fomo để mua vào bán ra nhanh khi thị trường còn hưng phấn. Ngược lại nếu có chiến lược đầu tư trong trung hạn và dài hạn, bạn có thể lợi dụng hiệu ứng Fud của đám đông để mua vào khi giá giảm sâu.

Không ngừng hỏi và quản lý vốn hiệu quả

Nắm chắc nền tảng kiến thức tài chính cộng với việc quản lý nguồn vốn chặt chẽ giúp bạn phần nào giảm đi thiệt hại từ hiệu ứng tâm lý Fud. Ngoài ra hãy không ngừng học hỏi từ thực tế và cả lý thuyết.

Kiến thức trong tài chính kinh tế là vô tận, bạn đừng bao giờ cho rằng mình đã biết tất cả và đủ kinh nghiệm để không ngừng học hỏi thêm. Thái độ tự mãn này dễ khiến trader mắc sai lầm, tổn thất vốn đầu tư.

Tổng kết

Fomo là hội chứng tâm lý thường gặp ở hầu hết mọi người. Nó khiến người ta luôn cảm thấy tiếc nuối nếu bỏ qua cơ hội nào đó. Nếu khoản kiểm soát tốt hiệu ứng tâm lý này, cuộc sống của bạn sẽ không thể bình yên. Đặc biệt khi đầu tư vào thị trường chứng khoán, tiền điện tử, Forex, Fomo dễ khiến trader đưa ra quyết định sai lầm. Hy vọng sau bài viết của Profit.vn, định nghĩa Fomo là gì đã phần nào được giải rõ!

5/5 - (1 bình chọn)

(70)

Risk Disclaimer: Bài viết thể hiện quan điểm và góc nhìn của cá nhân tác giả, chỉ có giá trị tham khảo về mặt thông tin, kiến thức và không có giá trị pháp lý về khuyến nghị đầu tư hay thay thế cho việc tư vấn tài chính nào tương đương. Bài viết không đảm bảo bất kỳ khoản lợi nhuận nào hay giảm thiểu rủi ro đầu tư nào cho chính độc giả. Profit.vn không chịu trách nhiệm hay liên quan đến khoản đầu tư của độc giả khi sử dụng thông tin từ bài viết này. Bản quyền thuộc về đóng góp của tác giả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

(Hãy để lại Email Nếu bạn muốn Thông báo khi chúng tôi trả lời bạn)

Quản lý và vận hành bởi KNG Invest